Liên hệ

Bài nổi bật

Người Việt thường mua các món hàng giá 114 – 162 nghìn đồng trên sàn TMĐT

YouNet ECI thu thập, phân tích từ 2,6 triệu gian hàng trực tuyến trên 4 sàn Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop, cho thấy người Việt đã chi 31.195 tỷ đồng để mua hàng hóa từ 405.000 nhà bán hàng, đưa doanh thu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử trong tháng 11 tăng 9,3% so với tháng 10.

Người Việt thường mua các món hàng giá 114 - 162 nghìn đồng trên sàn TMĐT
Người Việt đang chi tiêu mua sắm online tăng mạnh (ảnh minh họa)

Giá trung bình người Việt mua online 114.000- 162.000 đồng

YouNet ECI thu thập, phân tích từ 2,6 triệu gian hàng trực tuyến, bao phủ toàn bộ 4 sàn Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop. Đồng thời nền tảng này sử dụng công nghệ AI để lọc bỏ các trường hợp số ảo, sản phẩm quà tặng, sản phẩm xếp sai ngành hàng.

Theo đó, tổng cộng người Việt đã chi 31.195 tỷ đồng để mua hàng hóa từ 405.000 nhà bán hàng, đưa doanh thu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử trong tháng 11 tăng 9,3% so với tháng 10.

Trong đó, sàn Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với 72,7% (tương đương 22.670 tỷ đồng). Trong tất cả các nhóm ngành hàng, Shopee đều đứng đầu về doanh thu. Theo sau Shopee là TikTok Shop với 17,2% thị trường và Lazada với 9% thị trường. 

Nhìn vào cụ thể từng nhóm ngành hàng, báo cáo của YouNet ECI chỉ ra Lazada và TikTok Shop đang đi theo hai hướng riêng và mỗi sàn chiếm thị phần cao hơn trong các nhóm ngành hàng khác nhau.

Cụ thể, TikTok Shop thể hiện rõ thế mạnh trong các nhóm ngành hàng dễ mua, dễ dùng là thời trang, phụ kiện chiếm 30,9% thị trường (Shopee chiếm 64,4%, Lazada chiếm chỉ 4,7%).

Ngược lại, Lazada lại cho thấy thế mạnh nằm ở những ngành hàng có giá trị sản phẩm cao. Cụ thể, Lazada vượt trên TikTok Shop trong các nhóm ngành hàng công nghệ (Lazada chiếm 12,6%), điện gia dụng (chiếm 10,8%), thiết bị âm thanh (chiếm 19,2%). Với 385 tỷ đồng, công nghệ là nhóm ngành hàng mang lại nhiều doanh thu nhất cho Lazada trong tháng 11.

Vì lý do đó, báo cáo chỉ ra TikTok Shop đang là sàn đứng thấp nhất về giá trị trung bình mỗi sản phẩm. Trung bình, một sản phẩm bán ra trên sàn TikTok Shop chỉ có giá khoảng 114.000 đồng, trên Shopee là 116.000 đồng, trên Lazada là 162.000 đồng.

Tiềm năng ngành mỹ phẩm

Theo báo cáo thị trường của Metric, doanh số ngành hàng mỹ phẩm – làm đẹp 10 tháng đầu năm trên các sàn thương mại điện tử đã đạt 22,2 nghìn tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ 2022.

Trong đó, nhóm hàng dẫn đầu doanh số ngành hàng mỹ phẩm gồm chăm sóc da mặt với mức tăng trưởng 61% so với cùng kỳ 2022. Serum, chống nắng và dưỡng ẩm là các dòng sản phẩm có doanh số cao nhất với lần lượt 2.262 tỷ đồng, 1.873 tỷ đồng, 1.576 tỷ đồng.

Các nhóm hàng khác đều tăng trưởng so với cùng kỳ 2022, đặc biệt nhóm hàng bộ sản phẩm làm đẹp tăng trưởng cao nhất đạt 191% nhờ tính tiện dụng, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Trong nhóm hàng chăm sóc da, các thương hiệu ngoại dẫn đầu về doanh số như La Roche-posay, Anessa, Skin1004, Simple, Laneige. 

Phân khúc giá dưới 500.000 đồng chiếm đến 80% thị phần doanh số của ngành hàng mỹ phẩm. Trong đó phân khúc trong tầm giá 100.000 – 200.000 đồng là phân khúc giá bán chạy nhất.

Phân khúc có doanh số cao nhất là từ 200.000 – 500.000 đồng với gần 8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35% thị phần toàn ngành hàng.

Doanh thu Thương mại điện tử tăng đến 25%

Theo NielsenIQ Việt Nam, năm 2023 doanh thu từ thương mại điện tử toàn thế giới đạt 100 tỷ USD. Tại Việt Nam, con số được dự báo là 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với năm ngoái và so với thời điểm năm 2018 đạt 8,06 tỷ USD, doanh thu thương mại điện tử hiện đã tăng gấp khoảng 2,5 lần. 

Theo đó, 60,7% người dùng Internet tại Việt Nam mua sản phẩm trực tuyến hàng tuần. Thậm chí, nhiều người trên 70 tuổi cũng mua sắm online.

Theo đại điện NielsenIQ, các nhóm hàng được quan tâm nhiều là: chăm sóc cá nhân, hàng tiêu dùng nhanh, hàng thời trang, chăm sóc nhà cửa, công nghệ…

Một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt túi tiền khi 55% người được hỏi đều lo âu, căng thẳng, dè dặt trong chi tiêu nhưng mua sắm online vẫn tăng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng hiện có xu hướng lo lắng về chất lượng sản phẩm, phương thức vận chuyển và hình thức thanh toán khi mua sắm trực tuyến. 

Theo Chi hội Tiếp thị và Công nghệ số DTM, 7 yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của khách hàng khi mua sắm online: đa dạng sự lựa chọn, tính năng phù hợp, thời gian nhận hàng, đánh giá cộng đồng, mức độ khan hiếm, ý kiến chuyên gia và khuyến mãi. 

Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2023 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phát hành, 2 dấu ấn quan trọng nhất của thương mại điện tử hiện nay là: Số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên cả về số lượng và chất lượng; thương nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại điện tử đã tích cực chuyển đổi số.

Theo Trần Lê / vietnamfinance.vn

Xem thêm:

Continue Reading
Advertisement

More in Bài nổi bật

Advertisement
Advertisement

Bài nổi bật

Advertisement
To Top