Liên hệ

Bài nổi bật

Người dùng có xu hướng ưa thích thương mại qua hội thoại

Ngày nay, mọi người muốn tương tác với các doanh nghiệp không chỉ trực tiếp qua điện thoại, hay qua email và trực tuyến, mà còn qua các ứng dụng tin nhắn yêu thích của họ.

Kinh doanh hội thoại

Nghiên cứu từ Rakuten Viber chỉ ra rằng người Việt dành khoảng thời gian 2 giờ 32 phút mỗi ngày cho mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin. Con số trên lâu hơn một phút so với mức trung bình của người dùng trên toàn cầu. 

Với lượng người dùng đông đảo và trẻ tuổi, xu hướng mua sắm thông qua các nền tảng số đã nhanh chóng được hình thành tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được đánh giá là thị trường thương mại giao tiếp tiên tiến thứ hai thế giới.

Các báo cáo từ Data Reportal và Decision Lab Research cho biết 73% khách hàng tại Việt Nam sử dụng tin nhắn để tương tác với các nhãn hàng. Trong đó, 36% người dùng sẽ thực hiện việc mua hàng thông qua hình thức nhắn tin. Điều này cũng thúc đẩy hàng loạt giải pháp giúp người dùng và nhãn hàng có thể kết nối với nhau. 

Sau rất nhiều năm tương tác trực tiếp, giờ đây công nghệ đã thay đổi hoàn toàn cách thức và không gian giao tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp. Khi cả thế giới ưu tiên sử dụng thiết bị di động, kỳ vọng của người tiêu dùng về doanh nghiệp cũng đang tiếp tục thay đổi. 

Ngày nay, mọi người muốn tương tác với các doanh nghiệp không chỉ trực tiếp qua điện thoại, hay qua email và trực tuyến, mà còn qua các ứng dụng tin nhắn yêu thích của họ.

Nghiên cứu từ Boston Consulting Group (BCG) và Meta năm 2022 cũng cho thấy cứ ba người tiêu dùng Việt Nam thì có ít nhất một người nhắn tin cho doanh nghiệp ít nhất một lần/tuần. 73% người tiêu dùng Việt Nam được khảo sát sử dụng tính năng này để tiếp cận với các doanh nghiệp. Báo cáo đánh giá Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỉ lệ sử dụng kinh doanh hội thoại cao nhất.

Trong khi đó, một nghiên cứu do Forrester Consulting và Meta thực hiện hồi tháng 12-2022 cho thấy kênh kinh doanh hội thoại giúp đạt kết quả kinh doanh tốt hơn 61% so với các kênh khác, như giá trị đơn hàng cao hơn 22,1% nhờ vào giao tiếp giữa người bán và người mua.

Kinh doanh hội thoại không chỉ kết nối doanh nghiệp nghiệp vụ với mọi người, mang tới trải nghiệm kết nối cá nhân hóa mà còn giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa cuộc trò chuyện giá trị để cung cấp hiệu quả kinh doanh. 

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang mở rộng chiến lược kinh doanh thông qua tin nhắn để không chỉ tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và tăng lượng khách hàng trung thành mà còn cung cấp hiệu quả kinh doanh. Hoạt động kinh doanh hội thoại đã được nhiều công ty công nghệ khác chú ý từ lâu, trong đó có thể kể đến như Meta, Zalo, Viber,…

Gần đây, Viber đã công bố bộ công cụ kinh doanh mới được thiết kế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), giới thiệu tài khoản doanh nghiệp tự phục vụ miễn phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với hơn 20.000 thương hiệu trên toàn thế giới sử dụng, Viber for Business còn cung cấp một số giải pháp như quảng cáo, nhắn tin (tin nhắn kinh doanh, chatbot) hay các cuộc gọi công việc sắp tới và giải pháp OTP.

Berina Tanovic – Giám đốc kinh doanh tại Rakuten Viber cho biết: “Khi mở rộng danh mục kinh doanh của Viber, chúng tôi cam kết điều chỉnh các giải pháp phù hợp với nhu cầu riêng biệt của các doanh nghiệp ở quy mô và địa điểm khác nhau, khi ngày càng có nhiều thương hiệu Việt Nam chuyển sang sử dụng Viber để giao tiếp với khách hàng, chúng tôi sẽ cung cấp các giải pháp cho phép họ kết nối với khách hàng từ địa phương và quốc tế. Với Viber, các doanh nghiệp này có quyền truy cập vào nền tảng giao tiếp an toàn, giàu tính năng, đáp ứng các nhu cầu kinh doanh cụ thể của họ”.

Theo Thu Hà / Doanh nghiệp & Hội nhập

Xem thêm:

Continue Reading
Advertisement

More in Bài nổi bật

Advertisement
Advertisement

Bài nổi bật

Advertisement
To Top