Liên hệ

Bài nổi bật

Câu chuyện kinh doanh: Chiến lược khôn ngoan và con đường chinh phục thế giới của “ông lớn” thức ăn nhanh McDonald’s

Từ xuất phát nhỏ, McDonald’s đã vươn lên trở thành một trong những thương hiệu cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng, đáng giá bậc nhất toàn cầu.

Không chỉ nổi tiếng ở Mỹ, McDonald’s còn thể hiện sức hút trong ngành thức ăn nhanh tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển, hẳn nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi sự tăng trưởng thần kỳ của McDonald’s gắn với tên tuổi của một doanh nhân lớn trong lịch sử kinh doanh nước Mỹ – Raymond Albert “Ray” Kroc.

Vậy nhưng, nền tảng của sự kinh doanh thành công hôm nay là do Ray Kroc mua lại của anh em McDonald và phát triển thành một trong những dự án kinh doanh thức ăn nhanh thành công nhất thế giới.

Câu chuyện hình thành thương hiệu 

McDonald’s được thành lập đầu tiên năm 1940, do anh em Richard và Maurice McDonald làm người sáng lập.

Ở thời điểm đó, Ray Kroc bán máy xay sinh tố và khá thành công. Tuy nhiên, sau Thế chiến II, công việc kinh doanh của Ray Kroc bị chậm lại nhưng ông phát hiện ra một nhà hàng nhỏ ở California của anh em nhà McDonald’s vẫn mua nhiều máy sinh tố. 

Ray Kroc quyết định đến thăm cửa hàng của anh em nhà McDonald’s và nhận thấy đây là một mô hình kinh doanh đặc biệt. Khách hàng chọn đồ với menu được ấn định sẵn rất đơn giản. Quy trình làm bánh được sắp xếp một cách khoa học khiến tốc độ hoàn thành món ăn nhanh.

Khách hàng lựa chọn món ăn, trả tiền ngay tại quầy thu ngân và nhận đồ ăn luôn tại đó. Chứng kiến lượng khách hàng lớn, trở về nhà, một ý tưởng bất ngờ loé lên trong đầu Ray Kroc. Tại sao ông không hợp tác cùng anh em nhà McDolnald’s để mở ra nhiều cửa hàng tương tự như thế? Nghĩ là làm, ngay lập tức, Ray Kroc đã bắt tay vào thực hiện ý nghĩ mới lạ nhưng đầy tham vọng của mình.

Với tài ăn nói khéo léo của một người bán hàng, tiếp thị lâu năm, ông Ray đã thuyết phục được hai anh em Richard và Maurice McDonald nhượng lại quyền sử dụng tên thương hiệu McDonald’s cũng như hệ thống ăn nhanh của mình, bù lại hai anh em nhà McDonald vẫn sẽ được hưởng 1% doanh số bán hàng của các cửa hàng này.

Một trong những cửa hàng McDonald’s đầu tiên

Vào tháng 4/1955, Kroc thành lập McDonald’s Systems, Inc., sau này được gọi là McDonald’s Corporation, tại Des Plaines, bang Illinois. 

Ông vận động người nhà, họ hàng và bạn bè thân thiết, mỗi người làm chủ một cửa hàng để đồng loạt cho ra đời những nhà hàng McDolnald’s lớn nhỏ khác nhau nhưng giống hệt nhau về cách thức tổ chức, sản phẩm, hình thức, màu sắc biển hiệu. Kỳ tích kinh ngạc về sự ra đời của ngành công nghiệp ăn nhanh do McDolnald’s khởi xướng bắt đầu thật sự từ đó.

Nhà hàng McDonald’s đầu tiên của Ray Kroc ở Des Plaines, Illinois ngay trước khi khai trương vào ngày 15 tháng 4 năm 1955. Và quảng cáo trên báo thông báo việc mở cửa hàng McDonald’s đầu tiên của Ray Kroc.

Với tốc độ phát triển cực nhanh, hệ thống các cửa hàng McDonald’s bán được hơn 100 triệu chiếc bánh hamburger trong vòng 3 năm đầu tiên.

Sau đó, Ray Kroc đã quyết định vay mượn và mua lại toàn bộ chuỗi McDonald’s, tên thương hiệu và quyền lợi 1% doanh thu thoả thuận trước kia vào năm 1961 với giá 2,7 triệu USD. Từ đây, Ray Kroc sẵn sàng đưa thương hiệu này vào một cuộc chơi ở tầm vóc lớn hơn hơn rất nhiều.

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực thường chú trọng đến vấn đề sản phẩm. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đồ ăn nhanh, sản phẩm nằm sau quy trình hoạt động. Bởi lẽ, nhiều hãng có thể làm ra những chiếc bánh ngon hơn burger của McDonald’s nhưng McDonald’s vẫn là duy nhất.

Chứng kiến sự thành công rực rỡ của chuỗi nhà hàng McDonald’s dưới sự lèo lái của Ray Kroc, anh em nhà McDonald’s đã mở ra một cửa hàng khác cũng bán bánh burger khác có tên The Big M với sản phẩm tốt hơn. Tuy nhiên, Ray Kroc đã cho mở một nhà hàng McDonald’s đối diện với The Big M. Chỉ sau vài tháng, anh em nhà McDonald không chịu nổi và phải đóng cửa. 

McDonald’s đã mở rộng ra thị trường quốc tế với việc khai trương nhà hàng ở Richmond, British Columbia tại Canada vào tháng 6 năm 1967.

Trong quá trình phát triển, Ray Kroc đã đưa McDonald’s trở thành một trong những thương hiệu cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng, đáng giá bậc nhất toàn cầu. Nó không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng đạt được những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Australia, Đức…

Logo cánh cổng vàng của McDonald’s luôn duy trì vị trí vững chãi trong Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua.

Chiến lược kinh doanh khôn ngoan của McDonald’s

Đầu tiên phải kể đến mô hình kinh doanh nhượng quyền nổi tiếng của tập đoàn McDonald’s. Qua đó, người chủ này có thể tự chọn cho mình các hoạt động quảng cáo, marketing thích hợp với địa bàn, vị trí của mình.

Đơn cử như việc, năm 1963, Lou Groen, chủ cửa hàng chi nhánh ở Cincinati, khu vực tập trung phần lớn người theo đạo Thiên Chúa giáo đã sáng tạo ra bánh sandwich File-O-Fish. Chiếc bánh sandwich nhân cá này giúp đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương, mà vẫn đảm bảo công việc kinh doanh hoạt động tốt do các ngày thứ 6 – ngày mà người theo đạo Thiên Chúa Giáo không ăn các món có thịt.

Đột phá đáng kể tiếp theo của McDonald’s chính là việc khai trương nhà hàng ở Sierra Vista năm 1975. Điểm đặc biệt là khách hàng tới mua đồ ăn không phải đi xuống khỏi xe ô tô, loại hình này nay gọi là take-away.

Ý tưởng trên xuất phát khi các căn cứ quân đội gần đó không cho phép quân nhân xuống xe khi mặc quân phục. Và phát kiến này đã thành công ngay lập tức. Việc kinh doanh các cửa hàng McDonald’s nhờ ý tưởng trên đã chiếm hơn một nửa công việc kinh doanh của họ.

Một trong những yếu tố tạo nên thành công của McDonald’s không thể không kể đến chiến lược quảng cáo và khuyến mãi bên cạnh chất lượng và dịch vụ ẩm thực. Ray Kroc đã từng bày tỏ quan điểm kinh doanh của McDonald’s: “Có một thứ đóng vai trò cơ bản dẫn đến thành công của chúng tôi, giống như chiếc bánh hamburger. Và thứ đó chính là Marketing, một nét đặc trưng của McDonald’s. Nó lớn hơn bất kỳ con người hay sản phẩm nào mang tên McDonald’s”.

McDonald’s luôn đầu tư một nguồn tài chính lớn cho việc quảng cáo, tổ chức các sự kiện, chương trình khuyến mãi. Chính nhờ chiến lược kinh doanh này, hình ảnh và thương hiệu của McDonald’s ngày càng lan tỏa trong thế giới ẩm thực và thu hút thực khách nhiều hơn.

Theo Linh Phương / Doanh nhân & Pháp luật\

Xem thêm:

Continue Reading
Advertisement

More in Bài nổi bật

Advertisement
Advertisement

Bài nổi bật

Advertisement
To Top