Liên hệ

Bài nổi bật

Cảnh báo bảo mật đối với lĩnh vực thương mại điện tử

Thương mại điện tử càng phát triển tỷ lệ thuận với sự gia tăng của nhiều mối đe dọa an ninh mạng,

Trong thời đại 4.0, các mối đe dọa mạng đang gia tăng và ngày càng tinh vi hơn, doanh nghiệp cần có các phương pháp bảo mật website thương mại điện tử để tự bảo vệ mình. Tội phạm mạng tấn công các trang thương mại điện tử nhằm khai thác thông tin và đánh cắp tiền. Hiểu được các mối đe dọa bảo mật mà cửa hàng thương mại điện tử của bạn phải đối mặt là điều cần thiết để tìm ra các biện pháp bảo vệ cần thực hiện.

Thương mại điện tử càng phát triển tỷ lệ thuận với sự gia tăng của nhiều mối đe dọa an ninh mạng, bao gồm cả những ảnh hưởng đến các thông tin riêng tư, sở hữu và quản lý dữ liệu, vị trí của các trung tâm dữ liệu, an ninh dữ liệu và luật pháp. Theo số liệu từ Juniper Research, trong giai đoạn 2021- 2025, tổng thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu bởi các hình thức gian lận thanh toán trực tuyến sẽ lên đến con số 206 tỷ USD.

Khi số lượng người dùng Internet tăng mạnh mẽ thì nhu cầu mua sắm và thanh toán online cũng tăng lên kéo theo các vụ tấn công mạng gia gia tăng về cả số lượng, quy mô; các hình thức tấn công. Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam đã ghi nhận và xử lý gần 10.000 vụ tấn công website. Trong đó có gần 50% các sự cố đến từ phát tán mã độc thông qua những lỗ hổng bảo mật.

Các doanh nghiệp cần phải cẩn trọng trước những mối đe dọa tấn công vào website thương mại điện tử.

Nhà cung cấp giải pháp an ninh mạng Malaysia Fortinet cho biết, lĩnh vực thương mại điện tử được khuyến cáo nên cảnh giác với các cuộc tấn công mạng có thể xảy ra trong mùa lễ hội vì các hoạt động bán lẻ trực tuyến gia tăng tạo cơ hội cho tội phạm mạng khai thác.

Giám đốc của Fortinet tại Malaysia, Dickson Woo, cho biết các nhà bán lẻ trực tuyến phải chủ động về vấn đề an ninh mạng vì lĩnh vực này thường xuyên bị nhắm tới hơn so với các ngành khác. Tội phạm mạng lợi dụng thời điểm lễ hội cao điểm vì người mua hàng có xu hướng mua hàng vội vàng hơn, có khả năng bỏ qua các biện pháp phòng ngừa an ninh. Việc lơ là, mất cảnh giác có thể khiến người tiêu dùng gặp phải nhiều mối nguy hiểm khác nhau.

Theo Giám đốc Woo, lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử là mục tiêu hấp dẫn đối với tội phạm mạng do lượng tiền và dữ liệu cá nhân liên quan lớn. Việc thiếu bảo vệ dữ liệu trong lĩnh vực bán lẻ có thể dẫn đến hành vi trộm cắp danh tính, trong đó bọn tội phạm sử dụng thông tin cá nhân bị đánh cắp để thực hiện hành vi lừa đảo hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác dưới danh nghĩa người tiêu dùng, có thể dẫn đến tổn thất tài chính, thiệt hại cho xếp hạng tín dụng và gây ảnh hưởng lâu dài. Bên cạnh đó, để khôi phục danh tính cần quá trình phức tạp.

Đề cập đến những nguy cơ có thể xảy ra khi giao dịch thương mại điện tử, ông Dickson Woo cho biết tin tặc có khả năng truy cập trái phép vào thông tin cá nhân, có thể được sử dụng cho các mục đích độc hại, như các cuộc tấn công lừa đảo có chủ đích hoặc bán dữ liệu trên web đen.

Các mối đe dọa phổ biến đối với website thương mại điện tử

Gian lận thẻ tín dụng: Gian lận tài chính đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trực tuyến kể từ khi mới thành lập. Các nhóm hacker đã thực hiện các giao dịch trái phép, khiến cho doanh nghiệp thiệt hại đáng kể. Một số kẻ lừa đảo cũng lừa doanh nghiệp hoàn tiền lại sau khi đã mua và sử dụng chúng, hoặc trả lại hàng giả. Gian lận thẻ tín dụng xảy ra khi tin tặc sử dụng các thẻ tín dụng bị đánh cắp để giao dịch với doanh nghiệp. Thông thường, trong các trường hợp như vậy, địa chỉ giao hàng và thanh toán khác nhau, các doanh nghiệp nên cài đặt các thiết bị phát hiện và xác minh địa chỉ, đồng thời cài đặt các cách thức bảo vệ khi giao dịch thương mại điện tử, để có thể phòng tránh các trường hợp lừa đảo như trên.

Tấn công DDoS: Nhiều doanh nghiệp đã chịu tổn hại nặng nề vì website của họ phải chịu những cuộc tấn công DDoS. Các cuộc tấn công này làm tràn ngập máy chủ với vô số những yêu cầu cho đến khi trang web của bạn bị quá tải và không thể xử lý được. Các cuộc tấn công này nhằm mục đích phá hỏng trang web và ảnh hưởng đến tổng thể doanh số bán hàng.

Skimming: Đây là phương thức mà các nhóm tin tặc nhắm chủ yếu đến thông tin của người dùng. Hacker sẽ tập trung tấn công các thông tin bí mật như số thẻ tín dụng hoặc thông tin của người mua khi truy cập vào website của bạn. Dữ liệu sẽ bị đánh cắp theo thời gian thực và được sử dụng trong tương lai để thực hiện hành vi gian lận. Nếu dữ liệu người dùng trên website của bạn bị rò rỉ thì danh tiếng thương hiệu của bạn sẽ chịu thiệt hại đáng kể.

Thiếu giao thức bảo mật: Với nhân viên trong doanh nghiệp, hãy đảm bảo họ thành thạo trong việc xử lý dữ liệu người dùng. Công việc của công ty bạn là phải đào tạo và nâng cao nhận thức về nguy cơ và rủi ro trong thương mại điện tử. Để cập nhật những tiến bộ trong kinh doanh, các nhân viên cũng nên được hướng dẫn về các chính sách bảo mật website.

Phần mềm độc hại: Các hình thức tấn công ngày càng phát triển và ngày càng tinh vi. Các nhóm hacker có thể phát triển một phần mềm độc hại và bí mật gắn vào hệ thống mạng của doanh nghiệp. Các phần mềm độc hại này cho phép tin tặc toàn quyền kiểm soát máy chủ trang web và thực hiện các hành động không xác thực trên trang web, gây ảnh hưởng tới bảo mật website thương mại điện tử của bạn.

Web scraping: Với sự trợ giúp của web scraping, tin tặc có thể đánh cắp thông tin giá cả và cổ phiếu của các trang thương mại điện tử và sao chép nó qua một trang web khác. Điều này khiến khách hàng sẽ nghĩ rằng họ đang mua hàng ở trang chính thức của doanh nghiệp, nhưng thực tế, họ đang đưa thông tin và các khoản thanh toán của họ cho những kẻ lừa đảo.

Thư rácKhi email được coi là một trong những phương thức giao tiếp chính giữa các doanh nghiệp, một số các kiểu tấn công ẩn nấp dưới email giả mạo để đánh cắp thông tin hay truyền các phần mềm độc hại vào mạng máy tính của bạn. Thông thường, những kẻ gửi thư rác sẽ hack tài khoản email của các công ty nhằm đánh cắp ID của các nhà cung cấp và khách hàng của họ. Sau đó, hacker sẽ gửi một bản sao của email và đánh lừa doanh nghiệp của bạn tin rằng nó là hợp pháp.

Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp bán lẻ nên áp dụng cách tiếp cận toàn diện và đa tầng đối với an ninh mạng, bao gồm công nghệ, quy trình và con người.Theo ông Dickson Woo, Giám đốc của Fortinet tại Malaysia các doanh nghiệp phải tích hợp các hệ thống thông tin tình báo về mối đe dọa với kiến trúc bảo mật rộng hơn để có khả năng hiển thị tốt hơn và tự động hóa các hoạt động nhằm loại bỏ các mối đe dọa cũng như ngăn chặn các sự cố trong tương lai. Bằng cách kết hợp các giải pháp điều phối với tự động hóa dựa trên trí tuệ nhân tạo, các tác vụ thông thường có thể được xử lý tự động, giảm lỗi của con người và giúp các nhóm bảo mật tập trung vào các mối đe dọa quan trọng hơn.

Ngoài ra, các nhà bán lẻ cũng nên phát triển các kế hoạch ứng phó toàn diện đối với các vi phạm, tạo bản sao lưu dữ liệu cần thiết cũng như giáo dục nhân viên và khách hàng về các rủi ro và lừa đảo trên không gian mạng.

Sự đổi mới mạnh mẽ của công nghệ nhắc nhở các doanh nghiệp dành sự quan tâm nhiều hơn tới an ninh thương mại điện tử. Ngăn chặn các mối đe dọa bảo mật sẽ giúp các doanh nghiệp có nền tảng vững chắc và nắm bắt được nhiều hơn các cơ hội phát triển. Vì vậy, xây dựng quy trình và hệ thống bảo mật thương mại điện tử là ưu tiên hàng đầu và cần được chú trọng.

Theo Bình Nguyên / Tầm nhìn

Continue Reading
Advertisement

More in Bài nổi bật

Advertisement
Advertisement

Bài nổi bật

Advertisement
To Top