Liên hệ

Bài nổi bật

Liệu các thương hiệu có nên đầu tư vào tiếp thị trải nghiệm?

Tiếp thị trải nghiệm là việc bạn mời khách hàng tương tác với thương hiệu của bạn trong một tình huống giả lập.

Đây thường là những trải nghiệm thực tế, chúng mang đến sự thú vị cho khách hàng, giúp doanh nghiệp tương tác gần hơn với người tham gia thay vì những tương tác trên mạng xã hội.

Cùng khám phá các tips mà những doanh nghiệp đang đầu tư vào tiếp thị trải nghiệm thông qua bài viết này. Có thể bạn sẽ “bỏ túi” được điều gì đó cho doanh nghiệp của mình.

Liệu các thương hiệu có đầu tư vào tiếp thị trải nghiệm không?

Theo Báo cáo Xu hướng Ngành Tiếp thị của HubSpot Blog đã khảo sát với hơn 1.000 chuyên gia tiếp thị B2B và B2C toàn cầu và hỏi họ về các xu hướng tiếp thị mà họ hiện đang thực hiện.

29% nhà tiếp thị nói rằng họ sử dụng tiếp thị trải nghiệm trong vai trò là một người tiếp thị và cả khách hàng, 51% nói rằng đây là xu hướng hiệu quả thứ hai mà họ sử dụng. 83% các nhà tiếp thị cũng có kế hoạch tiếp tục đầu tư số tiền tương tự hoặc tăng các khoản đầu tư tiếp thị theo trải nghiệm của họ vào năm 2022.

Vì vậy, câu trả lời cho việc “liệu các thương hiệu có đầu tư vào tiếp thị trải nghiệm không” là có đầu tư. Các thương hiệu sẽ tiếp tục và tăng cường đầu tư vào tiếp thị trải nghiệm. Cùng thảo luận để xem lý do là gì.

Tại sao các thương hiệu lại đầu tư vào tiếp thị trải nghiệm?

Trải nghiệm thực tế giúp thúc đẩy cảm giác kết nối mà các thương hiệu không thể có được ở các chiến dịch marketing trên mạng xã hội . Esther Sauri, một nhà tiếp thị tại Linkilaw Solicitors, nói với Business News Daily rằng tiếp thị trải nghiệm hiệu quả bởi vì con người là những sinh vật có cảm xúc: “Khi một thương hiệu kết nối với chúng ta theo cách cảm tính, chúng ta không chỉ mua hàng mà còn trở thành những khách hàng trung thành. ”

Trải nghiệm thực tế mang giúp kết nối với khách hàng tốt hơn

Các nhà tiếp thị cũng nói rằng việc tiếp tục đầu tư vào trải nghiệm thực tế là do người tiêu dùng mong muốn được kết nối và trở thành một thành viên trong cộng đồng của thương hiệu yêu thích của họ. Brett Hyman, người sáng lập và chủ tịch của NVE Experience Agency, nói với BizBash rằng, trong khi sản xuất và an toàn vẫn là yếu tố then chốt, “Năm 2022 sẽ là thời điểm thích hợp cho sự trở lại của các thương hiệu với những trải nghiệm trực tiếp mà họ đã có được… điều quan trọng là chúng ta ưu tiên trải nghiệm như một cách để thúc đẩy nhu cầu kết nối của con người. “

Hiện nay, các khách hàng thường quan tấm đến vấn đề sức khỏe và an toàn cho bản thân, vì vậy Cara Kleinhaut từ AGENC nói với BizBash rằng chọn địa điểm là không gian ngoài trời thật sự là phương pháp hay nhất: “Mang đến cho người tiêu dùng một không gian thú vị và kích thích thị giác để khám phá, đặc biệt là bầu không khí thoáng đãng, không gò bó về thời gian và có thể điều chỉnh lưu lượng khách hàng, theo quan điểm của tôi không gian ngoài trời hiện nay rất hấp dẫn đối với người tiêu dùng.”

Ví dụ về Tiếp thị Trải nghiệm Giá cả phải chăng

1. Harry Styles – Ngôi nhà của Harry

Nhạc sĩ Harry Styles đã phát hành một album, Harry’s House, vào tháng 5 năm 2022, và quảng bá sản phẩm bằng chiến dịch pop-ups trên toàn thế giới (Pop-up là một cửa sổ tự động nhảy ra trên các trang web. Nội dung của Pop up thường là quảng cáo, nhưng cũng có thể là nội dung khác)

Nếu những ai quan tâm, họ sẽ click chuột vào “cửa sổ” đó và mua album, nhưng điểm thu hút chính là phiên bản bìa album với kích thước thật và mọi người có thể chụp ảnh như thể ngôi nhà đó tồn tại. Hình ảnh bên dưới là bìa album Harry’s House (bên trái) và ảnh người hâm mộ chụp cùng bìa album Harry’s House phiên bản thật (bên phải).

Bìa album Harry’s House (bên trái) và ảnh người hâm mộ chụp cùng bìa album Harry’s House phiên bản thật (bên phải)

Đó là một cách hợp lý để tạo ra sự kết nối giữa anh và khán giả. Nó cũng là một cách tiếp thị miễn phí cho album, vì mọi người được khuyến khích chia sẻ hình ảnh về trải nghiệm của họ về chiến dịch pop-up.

2. DoorDash – Khóa học Dash

Dịch vụ giao hàng DoorDash đã gây chú ý bằng một trải nghiệm mô tả lại khó khăn của các tài xế giao thức ăn. Trải nghiệm này là các thử thách vượt chướng ngại vật bơm hơi theo chủ đề thực phẩm, nhãn hàng thách thức người tham gia nhảy qua xúc xích hoặc lặn qua tâm của một chiếc bánh rán.

Thử thách vượt chướng ngại vật bơm hơi theo chủ đề thực phẩm

Các nhà hơi to được đặt trong một khuôn viên trường đại học, điều này đã tạo ra sự tò mò và gây ấn tượng cho những người đi qua lại, một hình thức tiếp thị miễn phí.

3. IKEA Sleepover

Đây là một sự kiện tiếp thị trải nghiệm hiệu quả về chi phí cho doanh nghiệp vì nó chỉ đơn giản là sử dụng các sản phẩm hiện có của mình, như giường, gối và bộ đồ giường, để những người tham gia trải nghiệm ngủ lại IKEA chủ động tạo ra một chiếc giường ngủ của riêng họ.

Một nhóm Facebook có tên “Tôi muốn ngủ lại ở IKEA” đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp thực hiện yêu cầu này bằng cách chọn ngẫu nhiên 100 thành viên từ nhóm và mời họ ngủ lại.

IKEA và trải nghiệm ngủ lại trên các sản phẩm của họ

Tiếp thị trải nghiệm giúp bạn thành công kết nối cảm xúc

Nếu bạn đang hy vọng các mối quan hệ mà bạn có với đối tượng mục tiêu của mình trở nên khăng khít hơn, các sự kiện, trải nghiệm và tương tác sẽ giúp bạn thiết lập các kết nối cảm xúc sâu sắc hơn nhiều so với việc gửi quảng cáo qua email hoặc Instagram.

Theo Hubspot

Xem thêm:

Continue Reading
Advertisement

More in Bài nổi bật

Advertisement
Advertisement

Bài nổi bật

Advertisement
To Top