Trong những năm vừa qua, ngày càng có nhiều thương hiệu sở hữu in-house creative agency và team thiết kế của riêng mình, nhưng cơ cấu tổ chức, cách hoạt động và quyền hạn của đội ngũ này trong từng công ty có thể khác nhau rõ rệt.
Đội ngũ marketing in-house phải đảm bảo được việc hợp tác với các phòng ban khác, và điều này có thể giúp tạo ra một văn hóa thiết kế lành mạnh, đồng thời giúp mọi người hiểu hơn về quá trình sáng tạo.
“Những sản phẩm sáng tạo đột phá sẽ được công nhận bởi những người làm trong ngành sáng tạo, nhưng điều quan trọng là những người ngoài lĩnh vực cũng phải nhận ra được điều đó,” Louise Troen, CMO của ứng dụng Reveri cho biết. “Mọi doanh nghiệp đều phải đề cao văn hóa xây dựng mối quan hệ giữa các phòng ban, và việc họ có thể cùng hoạt động như một thể thống nhất để cùng đưa ra được thành quả.”
Louise Troen đã có nhiều kinh nghiệm với các cấu trúc in-house, và cô rút ra kết luận rằng “Chỉ khi các bên creative, strategy, product, media và comms hợp tác ăn ý với nhau – và hiểu rõ bên creative đang muốn làm gì, thì lúc đó mới có thể đạt được kết quả tốt nhất.”
Khuyến khích văn hóa thiết kế của doanh nghiệp
Càng nhiều phòng ban tham gia và đóng góp vào quá trình thiết kế, mọi chuyện sẽ càng dễ dàng hơn – nhưng điều quan trọng là phải biết cách cân bằng. “Sẽ luôn có những người thật sự là nhân tố quyết định thành công, nhưng mục tiêu là để khiến mỗi người cảm thấy mình có một phần trách nhiệm trong đó.” Troen giải thích.
“Nếu chúng ta thành công, chúng ta sẽ đều cảm thấy có động lực để tiếp tục học hỏi từ những người khác,” cô tiếp tục. “Thông thường, các phòng ban sẽ từ chối chia sẻ thông tin với nhau và có mục đích trái ngược nhau. Trong trường hợp đỡ nhất, nền văn hóa như vậy sẽ tạo ra những sản phẩm độc lập, không hòa hợp được với nhau. Trong trường hợp tệ nhất, nó sẽ khuyến khích cạnh tranh nội bộ.”
Tìm được đúng người để truyền tải
Trước khi làm việc ở Figma, Alexia Danton đã từng làm việc vài năm trong các đội ngũ in-house, bao gồm việc làm thiết kế sản phẩm tại công ty vận hành phương tiện công cộng RATPgroup. Theo kinh nghiệm của cô, tại những công ty lớn, có thâm niên nơi các tính năng thiết kế thường bị bỏ qua, sẽ có những người có thể truyền tải tốt được thông điệp thiết kế.
“Thường thì sẽ tốt hơn nếu họ không phải là designer, vì họ sẽ có thể tiếp cận được nhiều người hơn,” Danton giải thích. Cô lấy ví dụ nếu như một front-end developer, người biết được ngôn ngữ lập trình, hiểu và đánh giá cao hệ thống thiết kế, thì các developer khác cũng sẽ dễ hiểu được thiết kế đó hơn. Điều này cũng tương tự đối với các vị trí.
“Hãy tìm những người thích đổi mới; những người luôn bắt kịp những xu hướng mới,” Cô khuyên. “Họ sẽ thường là những người quan tâm đến văn hóa. Có thể họ không biết gì về thiết kế cả, nhưng họ sẽ biết phân biệt thiết kế nào đẹp hay xấu, hoặc hiểu được giá trị của nó.”
Thường xuyên chia sẻ về thiết kế ngay từ sớm
Một trong những cách thực tế nhất để các phòng ban khác nhau trong một tổ chức hiểu được giá trị của quá trình sáng tạo là để lộ cách hình thành nó, thông qua việc update work-in-progress (WIP) liên tục. “Nhiều người sợ làm điều này, nhưng thật ra nó giúp mọi việc tiến triển nhanh hơn,” Dean tại Figma khuyên. “Nếu chúng ta cứ cố khiến mọi thứ trở nên hoàn hảo trước khi bắt đầu chia sẻ, kết quả là chúng ta sẽ chỉ phí thời gian và quá bám sát vào ý tưởng ban đầu.”
“Một trong những bước tiến lớn nhất tại công ty cũ của tôi là việc hệ thống hóa cách chia sẻ trong nội bộ,” Danton đồng ý. “Là những người làm trong ngành sáng tạo, chúng ta thường tự đặt nhiều áp lực lên bản thân rằng chúng ta phải thể hiện mình là chuyên gia trong ngành. Nhưng việc chia sẻ WIP là một cách giá trị để những người ngoài ngành thông cảm với chúng ta. Nó giúp những người quản lý và các developer hiểu được quá trình tư duy đằng sau một sản phẩm; rằng chúng tôi không chỉ tự dưng tạo ra được thứ đó. Nó cũng giúp cho người khác không đặt nặng vấn đề thẩm mỹ, mà coi trọng trải nghiệm nhiều hơn.”
Lời khuyên của Danton là hãy cập nhật ở mỗi thay đổi quan trọng. “Hãy dùng mọi cách – trong lúc call, docs, emails, nhắn tin, để lôi kéo những người không phải designer vào xem sản phẩm của bạn” cô nói. Bạn nên chia sẻ những file dự án chỉ cần một cú click chuột là có thể xem được, để giúp việc cập nhật WIP dễ dàng và tự nhiên hơn, không cần phải spam người khác và khiến họ bối rối không biết version nào là cái nào.
“Vật cản phổ biến nhất đối với thành công là không định nghĩa được quá trình.” Dean thêm vào. “Không chỉ đối với thiết kế, mà còn đối với quá trình xây dựng và chia sẻ file; hợp tác với developer, researcher, và người viết nội dung; đưa feedback; trình bày sản phẩm. Bạn càng hợp lý hóa những quá trình này thì bạn sẽ xong việc càng nhanh. Đôi khi bạn và team sẽ phải thử và sai để biết được phong cách nào phù hợp nhất cho mình, nhưng bạn sẽ không bao giờ hối hận vì dành thời gian cho việc này.”