Liên hệ

Kiến thức

Cách thương hiệu “bắt bài” để dễ dàng tiếp cận gen Z

Khác với các tệp khách hàng trước, nhóm khách hàng Gen Z ngày càng chủ động hơn trong tiêu dùng khi họ chủ động tạo ra sân chơi cho riêng mình và buộc các nhãn hàng phải theo đuổi để tiếp cận.

Gen Z dần trở thành lực lượng tiêu dùng lớn nhất toàn cầu, thôi thúc các thương hiệu tìm hiểu và thay đổi những chiến lược truyền thông để thu hút tệp khách hàng tiềm năng này. Vậy các thương hiệu cần làm gì để tiếp cận với nhiều người dùng nhất?

1. Hãy là người truyền cảm hứng

Gen Z chính là những người sáng tạo, là những người tạo ra xu hướng và muốn được mọi người quan tâm. Theo một khảo sát trong một nghiên cứu do Meta ủy quyền năm 2000 đã chỉ ra, từ 14 – 24 tuổi có 68% số người muốn trở thành người tiên phong cho các xu hướng mới. 56% thanh niên từ 18 – 24 tuổi (trong cùng nghiên cứu) chia sẻ họ quyết định mua sắm một sản phẩm nào đó chỉ để bắt kịp xu hướng và những sản phẩm mới ra mắt. 

Vậy, các thương hiệu nên làm gì để tạo được kết nối với tệp khách hàng thế hệ mới này? Hãy để gen Z đảm nhận vai trò nhà sáng tạo, thay vào đó các thương hiệu sẽ là người truyền cảm hứng cho cộng đồng này. Hãy để họ cập nhật những xu hướng mới nhất liên quan đến thương hiệu của mình. Cho họ không gian để thể hiện cá tính và được lắng nghe. 

Một ví dụ về chiến dịch WFH (Work From Home) của Logitech “Work From Home” từ lạ đã dần thành quen sau mỗi đợt dịch bùng phát trong cộng đồng, kéo theo hầu hết mọi người đều phải làm việc tại nhà. Trong bối cảnh đó, Logitech hiểu rõ khách hàng của mình đang rất cần những thông điệp tích cực, mới mẻ để truyền thêm năng lượng trong những ngày “Work from home”. Và đó cũng chính là lý do chiến dịch “Shining In Your Way” chính thức ra đời. “Shining In Your Way” không chỉ mang thương hiệu Logitech đến gần người dùng mà còn nâng tầm ảnh hưởng, lan tỏa một xu hướng “Work From Home” đang mạnh mẽ! Đặc biệt chiến dịch cũng được đông đảo Gen Z hưởng ứng với bài rap “Lo Gì Tech” thú vị 

2. Tạo ra những cộng đồng trên mạng xã hội để tiếp cận với Gen Z

Đây là thế hệ công dân hiện đại, luôn kết nối với công nghệ, và có nhu cầu bất diệt về sự kết nối. Không giống như các cộng đồng trực tuyến khác, Gen Z dễ dàng nhận thấy nhau nhờ những điều nhỏ nhặt và đơn giản hơn. 

Trên thực tế, khi được hỏi thế hệ này cảm thấy có điểm chung với ai ngoài bạn bè và gia đình thì những người ở độ tuổi từ 13 – 20 tuổi nhận thấy điểm chung của nhau thông qua cộng đồng các trò chơi điện tử. Với tính chất dễ dàng kết nối với nhau, các thương hiệu muốn tiếp cận gen Z có thể tạo nên những cộng đồng người hâm mộ bằng các hội nhóm trên mạng xã hội như Facebook. Nhờ đó kết nối khách hàng với các sản phẩm và trải nghiệm do cộng đồng đề xuất.

3. Thương hiệu là người bạn 

Khi được hỏi về sở thích của Gen Z, lướt Newfeed Facebook xem thông tin chiếm tỉ lệ cao nhất (79%), trong khi đó cà phê bên ngoài chỉ chiếm (42%). Các hoạt động khác cũng xoay quanh môi trường Social Media.

Sở thích của Gen Z (OMD & Decision Lab) 

Có những chuyển biến mới trong cảm quan dùng mạng xã hội của Gen Z là: Họ cảm thấy những mối quan hệ phát triển tốt hơn trên mạng xã hội thay vì đi ra ngoài, nói chuyện trực tiếp.

Đặc biệt, trong những cách tương tác với người khác trên mạng xã hội, 50% Gen Z dùng chat dạng text. Phone call chỉ chiếm 7%. Điều này càng cho thấy rằng, thói quen tương tác trực tiếp của gen Z rất thấp. Đặc biệt, trong quá trình chat text, họ có thói quen dùng emoji để thể hiện cảm xúc hơn là lời nói. 

Emoji được dùng nhiều vì tính trực quan, sinh động và bản chất họ cũng “không thích nói về những cảm xúc của mình”. Emoji được xem là một “cuộc cách mạng cảm xúc” trong xây dựng mối quan hệ với Gen Z khi các thương hiệu đã nắm bắt rất tốt điều này. 

Có một điều đặc biệt hơn nữa là 45% chia sẻ rằng: số lượng like, comment, share trên trang cá nhân thể hiện mức độ nổi tiếng của họ. 51% cho rằng họ cảm thấy quan trọng khi được người khác tương tác. Đây cũng chính là lý do vì sao ngày càng có nhiều chiến dịch truyền thông theo kiểu “cá nhân hoá” và đem lại được lượng nhận diện thương hiệu khủng. 

Một trong những chiến dịch cá nhân hoá “kinh điển” là “Share a Coke” – chiến dịch in tên khách hàng lên sản phẩm của Coca Cola. Hơn 500.000 hình ảnh với Hashtag #ShareaCoke đã được chia sẻ. Tính đến tháng 9 năm 2015, mạng xã hội đã ghi nhận hơn 6 triệu chai Coca ảo được chia sẻ bởi khách hàng. Không những vậy, qua chiến dịch này, Coca Cola đã có thêm gần 25 triệu lượt theo dõi trên Facebook. 

#ShareaCoke là một chiến dịch “cá nhân hoá” kinh điển 

4. Tiếp cận Gen Z bằng những giá trị cộng đồng

Đa phần mọi người sẽ không ngờ rằng, Gen Z là thế hệ cực kỳ quan tâm đến các giá trị cộng đồng. Theo dữ liệu nội bộ của Instargram năm 2021, những người từ 18 đến 24 tuổi có khả năng sử dụng các thẻ hashtag bắt đầu bằng dấu “#” như #womensrights (quyền phụ nữ), #speakout (tự do ngôn luận) and #mentalhealthmatters (các vấn đề về sức khoẻ tinh thần) nhiều hơn so với những người 25 tuổi.

Một trong những minh chứng cụ thể là hashtag “Apologize to Vietnam” của cư dân mạng Việt Nam đã làm dậy sóng mạng xã hội Twitter sau sự việc 20 du khách Hàn thực hiện cách ly tại Đà Nẵng và bản tin thiếu khách quan từ kênh YTN về món bánh mì có mặt trong bữa ăn của họ. 

Các youtuber người Hàn đồng loạt lên tiếng về vụ việc để xoa dịu cư dân mạng Việt Nam

Các thương hiệu đã vận dụng điều này cho các chiến dịch truyền thông để tiếp cận gen Z. Những sự kiện lịch sử trọng đại của xã hội được các thương hiệu “bắt trend” rất tốt. Những hashtag, challenge được sử dụng triệt để để giới trẻ vừa thể hiện được sự quan tâm của mình đối với xã hội, vừa đánh đúng insight “thích là một người có trí tuệ” của Gen Z. 

Không giống như những thế hệ trước thường quan tâm nhiều về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, Gen Z đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm của thương hiệu đối với xã hội. Muốn “lấy lòng” gen Z thì đây là một công cụ hữu hiệu. 

Dự án “Cùng vẽ lên niềm tự hào Việt Nam – You x Biti’s Hunter x Việt Max”

Biti’s Hunter là những ví dụ điển hình. Đơn cử như vào năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Biti’s đã hợp tác cùng Việt Max thực hiện dự án “Cùng vẽ lên niềm tự hào Việt Nam – You x Biti’s Hunter x Việt Max”. Theo đó, chiến dịch được bắt đầu bằng 3 tác phẩm của Việt Max mô tả những sự sáng tạo của Việt Nam trong mùa đại dịch: món bánh mì thanh long mà doanh nhân kiêm đầu bếp Kao Siêu Lực sáng tạo nhằm giải cứu nông dân, điệu nhảy rửa tay nổi tiếng trên mạng xã hội đã tiếp sức cho đội ngũ y tế, quân đội,…

Lời kết

Gen Z đang định hình lại thị trường marketing bằng bản sắc cá tính riêng của mình. Để có thể lan toả thông điệp của bạn đến thế hệ này, hãy thấu hiểu và đáp ứng nguyện vọng của họ. Điều quan trọng nên nhớ là: một chiến lược marketing thành công khi luôn đặt khách hàng mục tiêu làm trung tâm của chiến lược.

Marketing Review | Tổng hợp

Xem thêm:

Continue Reading
Advertisement

More in Kiến thức

Advertisement
Advertisement

Bài nổi bật

Advertisement
To Top